Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12

✅ Chuyên mục: Lớp 12, Tài Liệu THPT
✅ Loại file: ⭐ PDF
✅ Dung lượng: ⭐ 256.05 KB
✅ Loại tài liệu: ⭐ Có lời giải

Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 12 năm 2022 – 2023

ÔN TẬP CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng.
B. Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử của kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử của phi kim.
C. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần.
D. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem thêm: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học lớp 12

A. Tính chất vật lí chung của kim loại là: tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Các tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong tinh thể kim loại gây nên.
C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe.

Câu 3. Cho các kim loại sau: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất là

A. Mg
B. Cr.
C. Na.
D. Fe.

Câu 4. Vonfram (W) thường dùng để tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân chính là

A. W là kim loại dẻo.
B. W có khả năng dẫn điện tốt.
C. W là kim loại nhẹ.
D. W có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 5. Kim loại không tác dụng với axit clohiđric là

A. Zn.
B. Fe.
C. Ag.
D. Al.

Câu 6. Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử giảm dần là

A. Na, Cu, Fe, Ag.
B. Mg, Fe, Al, Cu.
C. Zn, K, Fe, Ag.
D. Al, Fe, Cu, Ag.

Câu 7. Kim loại nào sau đây có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối FeCl2?

A. Mg.
B. Ni.
C. Cu.
D. Ag.

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau: cho lần lượt các kim loại Fe, Cu vào từng dung dịch (loãng) HCl, HNO3, CuSO4. Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

Câu 9. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.

Câu 10. Cho các ion sau đây: Fe2+, Ni2+, Zn2+, H+, Ag+. Chiều tăng dần tính oxi hoá là

A. Zn2+, Fe2+, H+, Ni2+, Ag+.
B. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Ag+.
C.Zn2+, Ni2+, Fe2+, H+, Ag+.
D. Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Ag+.

Câu 11. Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Fe + dung dịch CuCl2.
B. Fe + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl3.
D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 12. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4.
B. MgSO4, FeSO4.
C. MgSO4, Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3.

Câu 13. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

Câu 14. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa – khử.
C. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Câu 15. Dãy các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là

A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.

Câu 16. Dãy các kim loại đều có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là:

A. Ni, Cu, Ag.
B. Ca, Zn, Cu.
C. Li, Ag, Sn.
D. Al, Fe, Cr.

Câu 17. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là

Cu, A. Fe, Zn, Mg.
B. Cu, Fe, Zn, MgO.
C. Cu, Fe, ZnO, MgO.
D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 18. Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 19. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. HNO3.
B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)3.

Câu 20. Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH (dư).
B. HCl (dư).
C. AgNO3(dư).
D. NH3 (dư).

Câu 21. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn-Fe (2); Fe-C (3); Sn-Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).

Câu 22. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A. Fe, Cu, Ag.
B. Al, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Fe, Ag.

Câu 23. Cho các dung dịch loãng (1) FeCl3; (2) FeCl2; (3) H2SO4; (4) HNO3; (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là

A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (4), (5).

Câu 24. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là

A. Khí Cl2và H2.
B. khí Cl2 và O2.
C. chỉ có khí Cl2.
D. khí H2 và O2.

Câu 25. Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,2.
B. 1,5
C. 1,8.
D. 2,0.

5/5 - (370)