60 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 9

✅ Chuyên mục: Lớp 9, Tài Liệu THCS
✅ Loại file: ⭐ PDF
✅ Dung lượng: ⭐ 3.64 MB
✅ Loại tài liệu: ⭐ Có lời giải

Đề thi cuối kì 1 Toán 9 – Đề 1

Câu 1.(l,5 điểm)

a) Trong các số sau : \sqrt{5^{2}} ;-\sqrt{5^{2}} ; \sqrt{(-5)^{2}} ;-\sqrt{(-5)^{2}}số nào là CBHSH của 25 .

b) Tìm m để hàm số y=(m-5) x+3 đồng biến trên R.

c) Cho tam giác ABC vuông tại A có AC=12, BC=15. Tính giá trị của \sin \mathrm{B}.

Xem thêm: Đề thi học kì 1 môn Tin học 8 năm 2023 – 2024

Câu 2. (2,5 điểm)

a) Tìm x để căn thức \sqrt{3 x-6} có nghĩa.

b) A=\frac{\sqrt{15}-\sqrt{5}}{1-\sqrt{3}}

c) Tìm x, biết \sqrt{3 x-5}=4

Câu 3.(2,5 điểm)

Cho hàm số \mathrm{y}=2 \mathrm{x}+3 có đồ thị d

a) Vẽ đồ thị d của hàm số. Tính góc tạo bởi đường thẳng d với trục Ox

b) Giải hệ phương trình: \left\{\begin{array}{l}5 x-y=7 \\ 3 x+y=9\end{array}\right.

Câu 4.(3,5 điểm)

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. Trên nửa đường tròn lấy điểm C sao cho góc CBA = 300 . Trên tia tiếp tuyến Bx của nửa đường tròn lấy điểm M sao cho BM = BC.

a) Tam giác ABC là tam giác gì ? Vì sao ?

b) Chứng minh BMC đều.

c) Chứng minh MC là tiếp tuyến của đường tròn tâm (O;R).

d) OM cắt nửa đường tròn tại D và cắt BC tại E. Tính diện tích tứ giác OBDC theo R.

Đề thi cuối kì 1 Toán 9 – Đề 2

Bài 1(2,5đ).

a, Tính \sqrt{20}-\sqrt{45}+2 \sqrt{5}

b, Tìm x, biết x \sqrt{18}+\sqrt{18}=x \sqrt{8}+4 \sqrt{2}

c, Rút gọn biểu thức : A=\sqrt{\frac{8+\sqrt{15}}{2}}+\sqrt{\frac{8-\sqrt{15}}{2}}

Bài 2 (1,5 điểm) Cho biểu thức

\mathrm{B}=\left(\frac{1}{a-\sqrt{a}}+\frac{1}{\sqrt{a}-1}\right): \frac{a-1}{a-2 \sqrt{a}+1} \quad(\text { với } \mathrm{a}>0, \mathrm{a} \neq 1)

a, Rút gọn biểu thức B.

b, Tính giá trị của B khi a =3-2 \sqrt{2}.

Bài 4 (3,5 d). Cho hàm số bậc nhất \mathrm{y}=\mathrm{mx}+1

a, Tìm m để (d) đi qua điểm M(-1 ;-1). Vẽ (d) với giá trị m vừa tìm được

b, Tìm m để (d) song song với đường thẳng y=-2 x+3.

Bài 4 (3,5 d).Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH (H thuộc BC). Vẽ
(A;AH), vẽ đường kính HD. Qua D vẽ tiếp tuyến với đường tròn, tiếp tuyến này cắt BA
kéo dài tại điểm E

a, \quad \frac{\operatorname{Sin} B}{\operatorname{Sin} C}=\frac{A C}{A B}

b, \mathrm{Cm}: \Delta \mathrm{ADE}=\Delta \mathrm{AHB} .

c, Cm: \Delta CBE cân.

Bài 5 (1 điểm) Cho x > y; x.y = 1.Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

\mathrm{A}=\frac{x^{2}+y^{2}}{x-y}

Đề thi cuối kì 1 Toán 9 – Đề 3

Câu 1: (1d)

a) Phát biểu quy tắc chia hai căn bậc hai?

b) Áp dụng: Tính:\frac{\sqrt{108}}{\sqrt{12}}

Câu 2: (1đ) Xem hình vẽ. Hãy viết các tỉ số lượng giác của góc \alpha.

II. Tự luận

Bài 1: (1 đ) Thực hiện phép tính :

(\sqrt{48}+\sqrt{27}-\sqrt{192}) \cdot 2 \sqrt{3}

Bài 2 (2đ) Cho biểu thức :

\mathrm{M}=\frac{x^{3}}{x^{2}-4}-\frac{x}{x-2}-\frac{2}{x+2}

a) Tìm điều kiện để biểu thức M xác định.

b) Rút gọn biểu thức M

Bài 3:(2d)

a) Xác định các hệ số a và b của hàm số y=a x+b, biết đồ thị hàm số đi qua điểm \mathrm{M}(-1 ; 2) và song song với đường thẳng \mathrm{y}=3 \mathrm{x}+1

b) Vẽ đồ thị hàm số vừa tìm được ở câu a.

Bài 4: (3đ) Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MK. Vẽ đường tròn tâm M, bán
kính MK. Gọi KD là đường kính của đường tròn. Tiếp tuyến của đường tròn tại D cắt MP ở I.

a) Chứng minh rằng \triangle \mathrm{NIP} cân.

b) Gọi H là hình chiếu của M trên NI. Tính độ dài MH biết KP = 5cm, P=35^{\circ}.

c) Chứng minh NI là tiếp tuyến của đường tròn (M ; M K)

Đề thi cuối kì 1 Toán 9 – Đề 4

Câu 1: (2,0 đ)

a) Tìm x biết \sqrt{x-5}=1, với x \geq 5

b) Tính giá trị của biểu thức M=2017-(7+\sqrt{27}+\sqrt{3})(7-\sqrt{27}-\sqrt{3})

Câu 2. (2,0 d)

Cho hai biểu thức

A=\sqrt{20}+5 \sqrt{\frac{1}{5}} B=\left(\frac{1}{\sqrt{x}+2}+\frac{1}{\sqrt{x}-2}\right) \cdot \frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}} \quad( với x>0 và x \neq 4)

a) Rút gọn A và B

b) Tìm giá trị của x để A \cdot B=\sqrt{5}

Câu 3. (2,0 d)

Cho hàm số y=-2x + 2 có đồ thị là d

a) Vẽ đồ thị (d) của hàm P có hoành độ bằng – 2

c) Xác định giá trị m của hàm số y=m x+m+m^{2} biết rằng hàm số này đồng biến và đồ thị của nó cắt đồ thị d nói trên tại điểm Q có hoành độ là \mathrm{x}=-1

Câu 4 (3,5 đ)

Trên nửa đường tròn (O;R) đường kính BC, lấy điểm A sao cho BA = R.

a) Chứng minh tam giác ABC vuông tại A và tính số đo các góc B, C của tam giác vuông ABC.

b) Qua B kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn (O), nó cắt tia CA tại D. Qua D kẻ tiếp tuyến DE với nửa đường tròn (O) (E là tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của OD và BE. Chứng minh rằng O D \perp B E và D I. DO = DA.DC

c) Kẻ EH vuông góc với BC tại H. EH cắt CD tại G. Chứng minh IG song song với BC.

Câu 5 (0,5 đ)

Giải phương trình:x^{2}-5 x-2 \sqrt{3 x}+12=0

Đề thi cuối kì 1 Toán 9 – Đề 5

Câu 1 (1,0đ):

a) Phát biểu định nghĩa hàm số bậc nhất? Cho 2 ví dụ về hàm số bậc nhất?

b) Đường thẳng và đường tròn có bao nhiêu vị trí tương đối? Hãy kể tên và cho biết số điểm chung của từng vị trí?

Câu 2 (1,0đ):Thực hiện phép tính:

a) \sqrt{2 \frac{7}{9} \cdot 5 \frac{1}{16} \cdot \frac{1}{100}}

b) (\sqrt{2}+2 \sqrt{3}-\sqrt{8}) \cdot \sqrt{2}-\sqrt{24}

Câu 3(2,0đ): Cho biểu thức M=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}-\frac{2 \sqrt{x}-1}{x-\sqrt{x}}

a) Rút gọn M với \mathrm{x}>0 và x \neq 1

b) Tìm x để M=-2.

Câu 4 (1,5đ): Cho hàm số \mathrm{y}=-\mathrm{x}+\mathrm{b}

a) Tìm b, biết đồ thị của hàm số đi qua điểm M(8 ;-5)

b) Vẽ đồ thị hàm số với bvừa tìm được ở câu a ?

Câu 5 (1,5đ) : Cho tam giác ABC vuông tại A có B = 360, BC = 7cm. Hãy giải tam giác vuông ABC.

Câu 6 (2,0đ):

Cho đường tròn tâm O, bán kính OA = 6 cm. Gọi H là trung điểm của OA, đường thẳng vuông góc với OA tại H cắt đường tròn (O) tại B và C. Kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O) tại B cắt đường thẳng OA tại M.

a) Tính độ dài MB.

b) Tứ giác OBAC là hình gì? vì sao?

c) Chứng minh MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Câu 7 (1,0đ): Giải các hệ phương trình :\left\{\begin{array}{l}x+2 y=4 \\ x-2 y=2\end{array}\right.

5/5 - (463)